Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Làm cách nào để nâng cao hiêu quả phòng chống tham nhũng, hối lộ tại Việt Nam?



                                                                     By Huuloiflysurfer
Chúng ta là những thực thể sống, là những phần tử, là tế bào của một xã hội. Bởi lẽ đó khi xã hội gặp cơn đau, ít nhiều những phần tử ấy cũng bị ảnh hưởng. Hãy chia xẻ và đóng góp ý kiến vào trang blog này có thể làm bạn vơi đi cơn đau...
Chúng ta phải đi từ gốc đến ngọn, trước hết chúng ta phải xác định tham nhũng có từ khi nào và vấn đề nào dẫn đến tham nhũng thì mới nói tiếp đến phòng chống tham nhũng.

Tham nhũng có từ khi nào ư? Khi có giai cấp xuất hiện - ngay cả trong các loài động vật cũng đã xuất hiện giai cấp rồi, khi có một con khỉ nào đó làm đầu đàn thì sẽ có những con khỉ khác chạy theo kiếm ăn, nịnh bợ, hối lộ bằng những cử chỉ thân mật của lòai nó huống gì là con người  => có con người là có tham nhũng.
Vấn đề chính ở đây cũng là do chính mình tạo ra nó thôi. Có ai yêu cầu bắt buộc mình như vậy không?  Do mình muốn công việc mình trôi chảy nhanh gọn thì mình phải thêm tiền, chính vì ai cũng có suy nghĩ như vậy nên tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt ... Bởi con người luôn có lòng tham vô đáy, chính vì đó sẽ bị cám dổ của đồng tiền ngay. Đứng trước bờ vực "có tiền" và "không tiền", chắc chắn con người sẽ chọn là "có" thôi.
Từ đó tham nhũng mà ra, "Chính mình làm khổ mình" như vậy có ai muốn mình khổ không nhỉ?
Đã sinh ra là có bệnh rồi. Đây là 1 căn bệnh có thể nói là nan y, được tạo thành bởi quá nhiều yếu tố nên rất khó có thể chữa trị.Tuy nhiên cũng không hẳn là không thể chữa trị được. Theo ý kiến chủ quan của tôi thì để chữa trị nó phải có 1 nhà lãnh đạo kiệt xuất (Giống như chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng hạn) đứng ra gánh vác trọng trách thì mới có thể…
Theo nhiều người nghĩ rằng phải có luật thật nghiêm khắc? nhưng ai tạo ra những điều luật nghiêm khắc để trị bệnh nan y này? Đương nhiên là những vị lãnh đạo nhà nước rồi phải không? Nhưng khi bản thân họ không trong sạch liệu họ có xây dựng những điều luật để tự làm khó họ không ?
Lời nhận định cuối cùng của tôi là chỉ có cách phòng chống tham nhũng, hạn chế đến mức thấp nhất mà thôi.
Yêu cầu Quốc hội phải bầu ra một bộ trưởng CHỐNG THAM NHŨNG (không phải BỘ TRƯỞNG BỘ THAM NHŨNG ĐÂU NHÉ :-)  họ sẽ đảm nhiệm, chuyên sâu/sát và luôn có đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Đây cũng chỉ là một việc nhằm để làm thức tỉnh cho những ai khi đang ngũ say trong cơn mộng tham nhũng. Từ đó có thêm một ngành, thêm một việc và nên áp dụng từ trên xuống đến cấp xã.
Tăng cường C.A kinh tế giám sát bất định kỳ.
Khi một điều luật được đưa áp dụng phải thông qua quốc hội, các đại biểu quốc hội bản thảo chất vấn, tuy nhiên đại biểu quốc hội không phải là đa số họ không trong sạch hết đâu, cũng có nhiều thành viên rất bản lỉnh và cương quyết đó chứ. Khi đã duyệt thì phải tuân thủ.
* Điều quan trọng là khi phát hiện tham nhũng rồi phải làm gì đây?  hay là chỉ thông báo cho mọi người biết rồi bỏ ngõ - để thời gian cứ trôi qua rồi mọi việc đâu vào đấy, sẽ trở lại con đường xưa em đi …?!

1 nhận xét:

  1. ý kiến của bạn khá hay nhưng mình thấy chung chung quá...ở vn mình chuyện ăn hối lộ đã đi sâu đi sát vào từng con người quá. ăn hối lộ từ trên xuống dưới, từng nhóm lợi ích xuất hiện. muốn xin việc, thăng quan tiến chức đều phải có tiền và sự quen biết....mua sắm công cho các đơn vị hành chính đều có cửa sau hoặc đấu thầu ko lành mạnh.......vậy ai sẽ là người giải quyết những vấn đề trên, và còn rất nhiều , rất nhiều những tiêu cực khác nữa, liệu nhà nước có đảm trách được đồng tiền của mình do dan đóng góp, có thu hút được nhân tài hay lại là chảy máu chất xám khi cơ quan nhà nước chỉ chọn tiền chứ ko chọn tai...vv

    Trả lờiXóa

Hi! Welcome you drop in my blog.
Thanks for your comments ~