Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

CHUYỆN GIA ĐÌNH ÔNG BỐ GIÀ

               Cùng đọc, cùng suy ngẫm và cùng bình luận một câu chuyện có tính thời sự cao, rồi để cùng nhau xây dựng đời, xây dựng cuộc sống cho tốt đẹp hơn.

CHUYỆN GIA ĐÌNH ÔNG BỐ GIÀ
          By Huuloiflysurfer
Trong một ngôi làng nọ, gia đình ông bố già có 4 người con trai. Kinh tế gia đình cũng khó khăn nhưng ba mẹ cố cho con ăn học hết phổ thông và cũng muốn con mình thi đổ vào đại học cả. Nhưng 3 anh đầu sức học quá bình thường nên không thể vào đại học được, chỉ duy có một anh út học rất gỏi và thông minh xuất chúng nên anh thi đỗ vào đại học và được học bổng đề cử sang du học nước ngoài.
Sau khi du học nước ngoài, anh muốn về lại quê hương cống hiến những gì đã học được để giúp ích cho gia đình và quê hương đất nước. Ba anh trai không học tiếp mà tìm việc gì đó làm ở quê nhà với cuộc sống bình dị như bao người khác. Các anh này rất ngoan hiền, bố mẹ nói gì thì tuân thủ làm theo mà không phải suy nghĩ một điều, thậm chí ngay cả những việc không có ích gì cho cả nhà mà cũng không dám có một phản ứng nào. Chính vì thế bố bẹ rất ân cần yêu thương và cho đó là người con mẫu mực hiếu thảo làm tấm gương cho cả nhà, và rất tự hào với hàng xóm về con mình.

Trái lại với 3 anh trai đầu là anh út rất có bản lĩnh, dám làm dám chịu, có cá tính và thông minh hơn người. Chính vì thế khi thấy ba mẹ có những việc làm thiếu chính xác hay không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình lắm thì anh ta phân tích và đưa ra những luận điểm thực tế đúng đắn hơn nhằm đem lại lợi ích cho cả gia đình.
Ba mẹ anh ta là người rất bảo thủ, gia trưởng và độc đoán không bao giờ biết mình sai là gì nên đâu có nghe theo lời anh út, và cho rằng “mày là đứa con hư, cải lại cha mẹ, là thằng con bất hiếu, áo mặc sao qua khỏi đầu? , tao là cha mày, bất cứ cái gì cũng đều phải nghe theo”.

Qua nhiều lần phân tích cho ba hiểu nhưng với cách suy nghĩ nông dân cục bộ không tài nào ba nhận ra giữa đúng và sai cả, chỉ luôn cho mình là đúng. “Tao nói ra cái gì thì làm cái đó, mầy nghe bạn bè, mấy thằng hàng xóm hư thân và làm loạn cái nhà này lên cả rồi”. Anh trai út cải lại và không nghe theo lời ba, bà con hàng xóm chạy qua dòm ngó xì xào.
Để giữ sĩ diện là một ông bố mẫu mực trong gia đình, ông ta khước từ đứa con yêu quý của mình mà không thương tiếc.

Qua câu chuyện vừa rồi tôi có vài câu hỏi các bạn cùng phân tích bình luận nhé:
1/ Theo bạn làm sao để ông bố hiểu được đúng sai mà con trai út đã phân tích?
2/ Để ông bố không khước từ và giữ được tình cảm cha con êm ấm thì anh ta nên làm gì thì hay hơn?
3/ Làm sao để khuyên 3 anh trai kia cùng hiểu và góp ý với bố ?
4/ Tại sao ông bố khước từ đứa con yêu quý của mình mà ko thương tiếc?
5/ Tranh cải/tranh luận với ông bố như vậy có phải là một việc nên làm không?
6/ Hành động của anh trai út như vậy có phải là làm loạn gia đình lên như ông bố nói không?
7/ Theo bạn ông bố nói " Áo mặc sao qua khỏi đầu " với thời điểm hiện nay có còn đúng theo nghĩa của nó không ?
8/ Những người xung quanh đã biết mọi chuyện rồi họ cảm nghĩ gì khi làm bạn với gia đình ông bố ấy?
9/ Làm sao để kinh tế gia đình ngày càng đi lên vững chắc, không bị lũng đoạn như những năm về trước nghèo vẫn cứ nghèo mà vẫn giữ được gia đình hạnh phúc?

1 nhận xét:

  1. ** Có thể nhận xét và trả lời như sau :

    1- Có thể ô bố hiểu rằng mình sai, nhưng thể diện và quyền lực là một thứ gì đó cao cả quyết phải giữ lấy

    2- Rất khó để làm được điều đó. quan trọng là nhìn vào câu 1 sẽ hiểu rằng ông bố dù có hiểu cũng chưa chắc đã nghe theo, có một cách là phân tích dần,kiểu mưa dầm thấm lâu,nhưng cũng rất phí công và rất lâu, và tất nhiên là ông bố sẽ tìm cách ngăn cản việc làm của anh út nhằm thức tỉnh nhận thức của 3 anh đầu

    3- Như đã nói ở 2, phân tích rõ ràng, mọi chỗ , mọi mặt của đời sống để thấy được sự lạc hậu trong cách làm và suy nghĩ của gia đình so với xung quanh, thời gian sẽ làm cho thức tỉnh, nóng vội sẽ không mang lại kết quả mà còn chuốc họa vào thân

    4- Như đã nói vẫn là thể diện và vị trí quan trọng hiện có trong gia đình, chỉ có khi các người anh hiểu được rằng sự điều hành của bố là sai trái thì mới thay đổi được tình hình và ô bố sẽ không muốn cho con út làm việc đó

    5- Nên nhưng tùy vào mức độ, cũng như trong GGGD chúng ta đang tranh luận đây, cái gì đúng sai, tốt xấu phải phân tích rõ và tranh luận để tìm được giá trị đúng nhất và chung nhất, ở đâu chúng ta cũng nên có tranh luận.

    6- Tất nhiên là không, nếu ông bố đừng tỏ thái độ quyền lực và chịu khó lắng nghe và phản biện thì mọi việc sẽ trở nên em đẹp và có thể là rất tốt nữa

    7- Có, nhưng không mang nghĩa là con cái không được phép khôn hơn bố mẹ, chỉ có điều sự khoan ngoan đó phải trở lại phục vụ cho sự phát triển của cả gia đình, hành động nêu ra cái sai của cha mẹ cũng góp phần vào thay đổi tu duy của cả gia đình tới chỗ hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn

    8- Tất nhiên là chẳng ai muốn giúp đỡ một người mà nội bộ không hòa hợp, một người không biết tự giúp mình như vậy

    9- Chẳng ai muốn nghèo vẫn nghèo cả, nếu là do điều kiện tự nhiên và điều kiện chung thì phải chịu , còn một khi mọi người xung quanh đều nâng cao mức sống lên mà kinh tế nhà mình vẫn nghèo nàn thì phải xem lại ở sự chỉ đạo của bố mẹ đã đúng chưa,. còn hạnh phúc hay không thì không liên quan đến giàu hay nghèo, chưa chắc giàu đã hạnh phúc còn nghèo vẫn có thể hạnh phúc, đó là khi các quyền lợi và tiếng nói của các thành viên trong gia đình được tôn trọng. mọi người chịu lắng nghe và quan tâm tới nhau.

    Trả lờiXóa

Hi! Welcome you drop in my blog.
Thanks for your comments ~